MỖI CON NGƯỜI ĐỀU LÀ MỘT TIỂU VŨ TRỤ?

  • Quyet Thach
  • 0 bình luận

Mỗi con người đều là một tiểu vũ trụ??? Vì sao lại như vậy ??? Làm sao để có thể tuân theo quy luật của trời đất, làm thế nào đẻ phù hợp với phép dưỡng sinh, đơn cử giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với cơ thể con người, và ngủ sớm hay muộn như thế nào là đúng ...

 

Nhân dĩ thiên địa chi khí sinh, tứ thời chi pháp thành (人以天地之气生,四时值法成)
《《Tố Vấn-Bảo mệnh toàn hình luận》》
-Can Huyền,Tâm Hồng,Phế Mao,Thận Thạch 肝弦 心洪 肺毛 肾石
[Giải Thích]
Ý của câu này giảng là sự tồn tại của con người không thể rời xa được thế giới tự nhiên,con người và giới tự nhiên là một thể thống nhất:
”Thiên địa chi khí” tức là chỉ các loại vật và chất trong giới tự nhiên, con người phải dựa vào quá trình trao đổi vật chất này mà tồn tại.
“Tứ thời chi pháp” chính là chỉ quy luật biến hóa của bốn mùa trong năm, nó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể người chính vì vậy con người nên thuận theo sự biến hoá của nó, thuận theo cái ôn nhiện hàn lương của từng mùa, nắm được điều này thuận theo mà dưỡng sinh.Bởi vậy mỗi con người không thể nào tách ra được khỏi cái hoàn cảnh sinh sống, cái cao nhất của dưỡng sinh chính là thuận ứng theo tự nhiên và theo sự biến hóa của hoàn cảnh sống.Vậy như thế nào là thuận theo?
Sự xoay chuyển bốn mùa có ảnh hưởng mật thiết đến quá trình sinh lí và bệnh lí của cơ thể, theo các mùa xuân ,hạ, thu ,đông mà sự ảnh hưởng là khác nhau.Mạch của cơ thể cũng bũng biểu hiện khác nhau theo từng mùa tương ứng là Can Huyền,Tâm Hồng,Phế Mao,Thận Thạch.
Trời mùa hè thì khí trời oi bức, tấu lí khai tiết, chính vì vậy mà thân thể tiết mồ hôi nhiều;nhưng đến mùa đông thì tấu lí lại bế trở,nước trong cơ thể không tiết ra theo đường mồ hôi nữa mà hạ hành(đi xuống),chính vì vậy mà đi tiểu nhiều.
Lại có trong một ngày vào các thời điểm khác nhau,sinh lí và bệnh lí của cơ thể cũng có những biến hóa không đồng nhất biến hóa theo chu kì như buổi sáng thì thông,buổi ngày thì an, chiều tối gia trọng, đến đêm thì thậm trọng.Đấy là ví dụ về năng lực điều chỉnh của chính cơ thể theo với chu kì của tự nhiên đối với từng loại bệnh.Rồi có những bệnh thể hiện rất rõ theo từng mùa,theo đặc tính của thời tiết như các bệnh phong thấp, ho,háo suyễn ... Ta nắm rõ được quy luật của tự nhiên thì có thể cường thân mà kiện thể, mà kéo dài được tuổi thọ.
[Ứng dụng,Kinh nghiệm]
Con người nên căn cứ theo sự biến hóa của trời đất mà có thể đưa ra được các phương pháp dưỡng thân hộ thể.
Trong <> có nói: Bốn mùa trong một năm có những đặc tính khác nhau, con người nên có cách làm việc và nghỉ ngơi khác nhau.Một năm khí hậu biến hóa theo quy luật như Xuân ôn,Hạ nhiệt,Thu lương,Đông hàn và dưới sự thay đổi của khí hậu này các loài động vật ứng theo mà đề ra Xuân sinh, Hạ trưởng,Thu sái,Đông tàng làm bốn quy luật chính,con người cũng không nằm ngoài những quy luật này.
<> có nói đông hạ tân dịch trong cơ thể có hướng di chuyển không giống nhau là bởi vì “Thiên thử y hậu tắc tấu lí khai,cố hãn xuất” (trời nắng mà quần áo dầy thì tấu lí sẽ mở,vì thế mà ra mồ hôi) “Thiên hàn tắc tấu lí bế,,khí thấp bất hành,thủy hạ lưu vu bàng quang,tắc vi nịch dữ khí”(Mùa đông trời lạnh tấu lí đóng,nước dịch đi xuống lưu tại bàng quang và đi niệu ra ngoài qua đường tiểu tiện.Trời mùa hè nên thích ứng với việc làm cho cơ thể ra mồ hôi,nhưng không nên toát mồ hôi quá nhiều vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến tân và dịch, mùa đông thì nên giữ ấm cơ thể,tránh gió lạnh.
<>
Ba tháng mùa xuân gọi là lúc phô bầy cái mới mẻ, Trời đất đều đang lúc sinh, vạn vật được tươi tốt . Con người nên đi ngủ muộn và thức dậy sớm, đi bộ trong sân, xõa tóc với dáng điệu hòa hoãn, tất cả nhằm làm cho cái chí với mình được sinh ra .Chúng ta chỉ nên làm những hành động giúp cho sự sống (sinh) mà không nên làm những hành động giết chết, nên cho mà không chiếm đoạt, nên thưởng thức mà không nên phạt .Đó là chúng ta ứng với xuân khí, cũng là đạo ‘dưỡng sinh ‘ vậy .Nếu nghịch lại, sẽ làm thương đến Can, đến mùa Hạ sẽ bị bệnh hàn, đó là vì xuân khí không ‘ phụng ‘ đủ khí ‘hạ trưởng ‘ cho mùa hạ .
Ba tháng mùa hạ gọi là thì của cây cỏ sum sê, tươi tốt, khí của Trời Đất giao nhau, vạn vật đều được kết trái, con người nên đi ngủ muộn và thức dậy sớm, đừng trễ lười vào những ngày hạ.. Tất cả nhằm làm cho cái chí của mình đừng ‘nộ’, làm cho anh hoa được chín đẹp .Phải để cho hạ khí trong người thoát bớt ra ngoài, giống như là nó đi chơi ra ngoài một cách thích thú .Đó là chúng ta ứng với hạ khí, cũng là Đạo ‘dưỡng trưởng’ .Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Tâm, sang mùa thu sẽ bị bệnh sốt rét, đó là vì hạ khí không ‘phụng’ đủ khí ‘thu Thu’ cho mùa thu, mùa đông đến sẽ bị trúng bệnh .
Ba tháng mùa thu gọi là thời của vạn vật thịnh và hoa trái được chín, khí Trời trôi nhanh, khí Đất sáng suả, Con người nên ngủ sớm và thức sớm, cùng gây hứng với gà. Tất cả nhằm làm cho cái chí của mình được an tĩnh, làm cho tránh được khí tiêu sai (sát) của mùa thu Nên thu liễm Thần khí lại, làm cho chúng ta thích ứng được với khí dung bình của mùa thu, đừng để cho chí của mình thoát ra ngoài, làm cho Phế khí được thanh, đó là chúng ta thích ứng được với thu khí, cũng là Đạo “dưỡng thu” vậy .Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Phế, mùa đông sẽ bị bệnh tiêu chảy, đó là vì thu khí không “phụng” đủ khí “đông tạng” cho mùa đông .
Ba tháng mùa đông là thì vạn vật bế tạng, nước đóng băng, đất nứt nẻ, chúng ta không nên làm nhiễu loạn Dương khí, nên ngủ sớm, dậy muộn, phải đợi có mặt trời rồi mới dậy, tất cả đều làm cho chí của mình như núp như trốn, như có ý riêng tư, như đã có được một cái gì . Chúng ta phải tránh lạnh tìm ấm, đừng để cho Dương khí thoát ra ngoài bì phu, khiến cho chân khí bị hao tổn một cách nhanh chóng, đó là chúng ta thích ứng được với đông khí, cũng là Đạo ‘dưỡng tạng’. Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Thận, đến mùa xuân sẽ bị bệnh ‘nuy quyết’, đó là vì đông khí không “phụng” đủ khí “xuân sinh” cho mùa xuân.


Hoàng Văn Lộc- Đại học Trung Y Dược Thiên Tân (hoangloc92@gmail.com)

popup

Số lượng:

Tổng tiền: